Thực tế cho thấy vấn đề việc làm là nỗi lo lớn nhất với hầu hết bạn trẻ khi còn đang học, sắp và đã ra trường.
Từ cảnh “thừa thầy thiếu thợ”…
Theo thống kê tính đến cuối tháng 5/2016, cả nước có 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong khi đó, xét tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ thì Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, con số này không đáng kể.
Con số thống kê cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng và cơ hội việc làm của sinh viên cao đẳng, trung cấp ngày càng nhiều đã buộc giới trẻ phải lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân.
Theo đó, nhiều người đã cất bằng cử nhân, thạc sĩ để quay lại học nghề, cho thấy thị trường lao động rộng lớn dành cho người có tay nghề.
Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, những năm gần khoảng 20% số người tốt nghiệp trung học phổ thông trong các năm qua không dự thi kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nghĩa là đã có hàng trăm ngàn người chủ động chọn các trường nghề làm đích đến tiếp theo sau 12 năm học phổ thông.
Hay tại kỳ thi THTP quốc gia 2016 – 2017 vừa qua, tỷ lệ số học sinh không lựa chọn thi đại học tại nhiều tỉnh thành tăng cao so với năm học trước. Đặc biệt, có tỉnh thành có tới gần 70% các em học sinh không lựa chọn thi đại học.
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2015. Theo đó với việc cấu trúc lại hệ thống trình độ đào tạo, nên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của Trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề) và trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề). Và cũng bắt đầu chính thức thực hiện công tác tuyển sinh cho các trường cao đẳng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý là từ 01/01/2017.
… đến trách nhiệm của nhà trường
Trăn trở với thách thức này, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã tìm ra hướng đi cho học sinh, sinh viên.
Trao đổi về vấn đề này, Thầy Lê Đại Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường CĐ Công Thương Việt Nam, cho biết: “Nhà trường nhận định nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nhất là các nghề như: Điện tử công nghiệp, điện công nghiệp, hướng dẫn du lịch, nấu ăn, công nghệ thông tin, Dược… Tuy nhiên, việc nắm bắt cơ hội được hay không là do mỗi trường và mỗi bạn học sinh”.
Theo đó, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam luôn xác định mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tập thực tế tại các các tập đoàn, công ty và các các nhà doanh nghiệp đẩy mạnh giới thiệu và tạo công ăn việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra nhà trường còn mời các nhà Lãnh đạo của các doanh nghiệp về để làm cố vấn và hổ trợ cùng kết hợp đào tạo cho các em sinh viên tiệp cận thực tế từ nhà trường đến doanh nghiệp. Đó là lý do trong trường, khẩu hiệu “Cơ hội học tập – cơ hội việc làm” luôn được đặt ở vị trí trang trọng.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp để đảm bảo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên
Để cụ thể hóa mục tiêu này, Ban giám hiệu Trường CĐ Công Thương Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác với các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường.
Một số tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu mà nhà trường đã ký hợp tác như: Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, Công ty Sông Đà, Công ty TNHH Cung ứng nhân lực Tuấn Hùng, Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vinh Quang, Công ty Cổ phần thiết bị điện 368, Tập đoàn Hòa phát, Công ty dược và thiết bị y tế Quân đội – Armephaco, Công ty CP Năm Tốt…
Hiện nay, trường CĐ Công thương Việt Nam đã ký kết hợp tác với Học viện kỹ thuật Lan Dương (Đài Loan), sinh viên sau khi học lý thuyết 2 năm tại Trường CĐ Công Thương Việt Nam, sẽ được đưa sang Học viện Lan Phương thực tập, thực thế trong thời gian 1 năm. Trong thời gian 1 năm thực tập, các bạn sinh viên vẫn có thu nhập từ 10 -16 triệu/ 1 tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí như: ăn, ở, học tập. Kết thúc thời gian thực tập, thực tế tại Đài Loan, các bạn sinh viên sẽ trở về trường CĐ Công thương Việt Nam để thi tốt nghiệp và lấy bằng tốt nghiệp. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ra trường, nếu bạn sinh viên nào có nguyện vọng quay trở lại Đài Loan học tập, công tác, nhà trường lại tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các em.
Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm về đào tạo và hỗ trợ việc làm, nhà trường cũng đồng xây dựng môi trường học tập tiện nghi, tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa, thể thao… để các học sinh, sinh viên giao lưu học hỏi và phát triển toàn diện hơn về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
Sinh viên vượt khó học giỏi luôn được nhà trường quan tâm đặc biệt.
Đặc biệt, phía nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ cho các bạn học sinh, sinh viên có sáng kiến khởi nghiệp cũng như có nhiều chế độ quan tâm đến các bạn gia đình chính sách, như miễm giảm 100% học phí cho các bạn ở vùng sâu vùng, xa gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có công với cách mạng; các bạn có hoàn cảnh đặc biệt hay khó khăn bằng các suất quà học bổng, phần thưởng bằng xe đạp và nhiều phương tiện hỗ trợ học tập khác…
Thầy Lê Đại Hùng cho biết: Từ năm 2017, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam cam kết đảm đào tạo cho các học sinh, sinh viên sau khi ra trường “biết làm việc và làm được” việc theo đúng ngành các em đã đăng ký học tập tại trường.
Nhà trường ký cam kết với phụ huynh, học sinh, sinh viên sẽ đảm bảo 100% lo việc đầu ra đối với các ngành: Dược, kế toán, Văn thư hành chính, Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn. Nếu nhà trường không bố trí được việc làm thì sẽ hoàn lại học phí cả khóa học cho các em sinh viên và phụ huynh. Còn đối với các ngành khác thì nhà trường cũng cam kết hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các sinh viên được đi thực tập thực tế tại các tập đoàn và doanh nghiệp. Và nhà trường cũng hỗ trợ và bố trí công việc phù hợp cho sinh viên sau khi ra trường.