Tìm hiểu các chương trình giáo dục ở Nhật Bản

NỀN GIÁO DỤC Ở NHẬT BẢN

Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm học bao gồm giáo dục tiểu học (6 năm) và trung học (trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm). Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà du học sinh có thể vào học gồm 5 loại:

1. Trường kỹ thuật chuyên nghiệp

2. Trường dạy nghề (Khóa chuyên môn Trường dạy nghề)

3. Cao đẳng

4. Đại học (Khoa)

5. Sau đại học.

Tùy vào cơ quan thành lập trường, các cơ sở giáo dục được chia thành quốc lập, công lập và tư lập.

I. LỊCH HỌC VÀ CÁC HỌC KỲ

Năm học ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 4 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Rất nhiều trường của Nhật áp dụng chế độ semester (chế độ 2 học kỳ), học kỳ đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ sau từ tháng 10 đến tháng 3. Cũng có trường áp dụng chế độ 3 học kỳ và chế độ quarter (chế độ 4 học kỳ).

II. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

Về nguyên tắc, để học tiếp lên đại học (khoa), cao đẳng, trường dạy nghề của Nhật Bản, cần phải hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy.

Để học tiếp lên các trường kỹ thuật chuyên nghiệp phải hoàn thành chương trình học 11 năm, để học tiếp lên các trường có hệ sau đại học (khóa học thạc sĩ) phải hoàn thành chương trình học 16 năm.

Trường hợp những học sinh đến từ các nước như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Malaysia, Mông Cổ v.v. đã hoàn thành 10 hoặc 11 năm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học muốn học tiếp lên đại học của Nhật Bản cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đang học năm 1 hoặc năm 2 tại các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông như khóa đào tạo dự bị trước khi vào học đại học tại nước nhà và sẽ hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy.

2. Hoàn thành khóa đào tạo dự bị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định (chỉ áp dụng với những học sinh đã hoàn thành khóa học tương đương với cấp trung học phổ thông của Nhật Bản).

Tuy nhiên, những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và giáo dục trung học chưa đủ 12 năm, trong trường hợp đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm tại những nước mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định thì cho dù chưa hoàn thành khóa đào tạo dự bị vẫn đủ điều kiện nhập học. Hãy hỏi trường bạn có dự định nhập học trong trường hợp bạn không rõ mình có đủ điều kiện nhập học hay không.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SAU TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. TRƯỜNG KỸ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP

Trường kỹ thuật chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục sau trung học cơ sở được gọi là “KOSEN”.

Tiến hành đào tạo cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong vòng 5 năm (đối với ngành thương mại hàng hải là 5 năm rưỡi). Thông thường, du học sinh nước ngoài sẽ học liên thông vào năm thứ 3. Không chỉ trường quốc lập mà còn có trường công lập và tư lập cũng có KOSEN.

Đặc thù đào tạo

– Là cơ sở đào tạo kỹ thuật viên thực hành có thể thích ứng nhanh chóng với khoa học kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kỹ thuật mang tính ứng dụng trên thế giới trên cơ sở đào tạo lý thuyết nâng cao kết hợp coi trọng thực nghiệm, thực tập và thực hành.

– Có nhiều môn chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ, ngoài ra còn có khoa thương mại hàng hải mục đích là đào tạo các thuyền viên.

– Sau khi hoàn thành khóa học 5 năm, người học có thể nhận được bằng “Trước cử nhân”.

– Sau khi kết thúc khóa học 5 năm, còn có chế độ đào tạo nâng cao thêm 2 năm.

– Sau khi hoàn thành khóa chuyên ngành và vượt qua vòng đánh giá của Tổ chức hỗ trợ cải cách đại học và cấp học vị (NIAD-QE), người học có thể nhận bằng “cử nhân”.

Điều kiện học liên thông:

Cần đáp ứng một trong các điều kiện sau (trường hợp KOSEN quốc lập)

1. Đã hoàn thành chương trình học 11 năm tại các trường ngoài nước Nhật.

2. Đỗ kỳ thi đánh giá học lực tương đương chương trình học 11 năm ngoài nước Nhật.

3. Đã hoàn thành chương trình học tại các trường dành cho người nước ngoài ở Nhật đã được chỉ định tương đương với trung học phổ thông tại nước ngoài.

4. Có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp.

5. Đã hoàn thành chương trình học 11 năm tại các trường dành cho người nước ngoài tại Nhật được các tổ chức đánh giá quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.

6. Đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

7. Đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục ngoài các điều kiện trên.

Giấy tờ cần nộp

Giấy tờ cần nộp có mẫu thống nhất vì Hiệp hội các trường kỹ thuật chuyên nghiệp tổ chức thi tuyển chọn chung cho các trường KOSEN quốc lập. Hãy kiểm tra thông tin trên trang web của Hiệp hội các trường kỹ thuật chuyên nghiệp.

Thi đầu vào

Hiệp hội các trường kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ đánh giá tổng hợp các mục dưới đây để quyết định đỗ trượt.

1. Đơn xin học

2. Kết quả kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)

3. Bảng điểm thi TOEFL, IELTS hoặc TOEIC

4. Đánh giá qua phỏng vấn

Phỏng vấn cần được thực hiện ở Nhật.

Định hướng sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp KOSEN, có thể lựa chọn đi làm hoặc học lên. Có nhiều sinh viên học liên thông lên các trường đại học quốc lập.

2. TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Trường dạy nghề còn được gọi là “trường chuyên môn” là một trong các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông có các khóa chuyên ngành trong trường dạy nghề. Là cơ sở giáo dục với mục đích nâng cao kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống thực tế, rèn luyện kỹ thuật, kĩ năng và nâng cao trình độ văn hóa.

Đặc thù đào tạo

Trường dạy nghề là trường đào tạo nhân lực quan trọng cho xã hội tại Nhật Bản, những người tốt nghiệp trường dạy nghề được kì vọng là nguồn nhân lực sẽ phát huy được kỹ thuật chuyên môn sâu tại nơi làm việc. Đồng thời, các trường chuyên môn đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực được kì vọng phát triển không ngừng trên thị trường thế giới từ văn hóa pop được gọi là “cool japan” như truyện tranh, hoạt hình, game, thời trang v.v. những lĩnh vực thu hút sự chú ý trên toàn thế giới tới các lĩnh vực như năng lượng môi trường, IT, y học và phúc lợi v.v. Ngoài ra, một đặc thù nữa là bất kể sự biến động của kinh tế, tỉ lệ sinh viên có việc làm luôn duy trì ở mức cao.

Năng lực tiếng Nhật cần thiết

Các giờ học ở trường dạy nghề đều dạy bằng tiếng Nhật nên sinh viên phải có năng lực tiếng Nhật.

Cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. Đã học tiếng Nhật 6 tháng trở lên tại cơ sở giáo dục tiếng Nhật được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.

2. Đỗ N1 hoặc N2 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) do Quỹ hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services) và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tổ chức.

3. Từng học trên 1 năm tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của Nhật.

4. Đạt 200 điểm trở lên (tổng điểm môn tiếng Nhật (đọc hiểu, nghe hiểu và nghe đọc hiểu) trong kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).

5. Đạt 400 điểm trở lên kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT do Hiệp hội kiểm tra năng lực chữ Hán tổ chức.

Điều kiện nhập học

Cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. Đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường ngoài nước Nhật.

2. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi kiểm tra học lực tương đương hoàn thành chương trình học 12 năm ngoài nước Nhật.

3. Đủ 18 tuổi, hoàn thành việc học tại các trường dành cho người nước ngoài đã được chỉ định tại Nhật, tương đương với trường trung học phổ thông ngoài nước Nhật.

4. Đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm ngoài nước Nhật, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định.

5. Đủ 18 tuổi, có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp.

6. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các cơ sở giáo dục được các tổ chức đánh giá quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.

7. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

8. Đủ 18 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường.

9. Đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục trường học ngoài các điều kiện trên.

Từ 1~3, nếu chương trình học không đủ 12 năm cần hoàn thành khóa đào tạo dự bị được chỉ định hoặc hoàn thành chương trình học của cơ sở thực tập.

***Giấy tờ cần nộp

Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)

Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

Bảng điểm cấp học cao nhất

Giấy điểm danh của cơ sở giáo dục tiếng Nhật, bảng điểm (trường hợp sống ở Nhật)

Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (trường hợp sống ở ngoài nước Nhật)

Giấy tờ khác

Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy từng trường, hãy hỏi trực tiếp để nắm được thông tin chi tiết.

Thi đầu vào

Tổ chức kết hợp nhiều hình thức thi như đánh giá hồ sơ, kiểm tra học lực, phỏng vấn, viết văn, kiểm tra năng khiếu, kiểm tra kĩ năng thực tế, thi môn tiếng Nhật…

Thi đầu vào tập trung đánh giá các yếu tố sau ① Mục đích vào học ② Có năng lực tiếng Nhật và học lực để theo học sau khi vào học không  Có ý muốn học tập không.

Tổ chức khóa học

Để tốt nghiệp, hoàn thành khóa học cần đáp ứng các điều kiện trên, và sau khi hoàn thành các khóa chuyên ngành được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ công nhận sẽ được cấp bằng “chuyên môn” hoặc bằng “chuyên môn cao cấp”. Có những trường đại học cho phép sinh viên có bằng “chuyên môn” có thể học liên thông lên đại học, bằng “chuyên môn cấp cao” có thể học liên thông lên sau đại học, hãy xác nhận với trường mình định theo học để biết rõ hơn.

Nhiều khoa tiếng Nhật được thành lập trong trường dạy nghề được coi là cơ sở giáo dục tiếng Nhật. Hãy xác nhận với trường xem khóa học nào có thể nhận được bằng “chuyên môn”.

3. CAO ĐẲNG

Cao đẳng là cơ sở giáo dục lấy trọng tâm là giáo dục bậc cao, về nguyên tắc đào tạo 2 năm. Tùy từng trường, sẽ có cơ chế sinh viên dự thính không chính quy, sinh viên tự do lựa chọn môn học để thi. Bên cạnh chế độ du học dài hạn với mục đích lấy bằng, còn có chế độ du học ngắn hạn ngoài mục đích trên.

Điều kiện nhập học

1. Đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường ngoài nước Nhật.

2. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi kiểm tra học lực tương đương hoàn thành chương trình học 12 năm ngoài nước Nhật.

3. Đủ 18 tuổi, hoàn thành việc học tại các trường dành cho người nước ngoài đã được chỉ định tại Nhật, tương đương với trường trung học phổ thông ngoài nước Nhật.

4. Đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm ngoài nước Nhật, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định.

5. Đủ 18 tuổi, có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp hoặc trong kì thi GCEA bạn đạt đủ điểm mà trường yêu cầu.

6. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các cơ sở giáo dục được các tổ chức đánh giá quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.

7. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

8. Đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục trường học ngoài các điều kiện trên.

9. Đủ 18 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường.

Từ 1~3, nếu chương trình học không đủ 12 năm hoặc không hoàn thành khóa học được chỉ định ở nước ngoài, có những trường hợp cần hoàn thành khóa đào tạo dự bị được chỉ định hoặc hoàn thành chương trình học của cơ sở thực tập.

Giấy tờ cần nộp

Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)

Bằng tốt nghiệp (Giấy chứng nhận tốt nghiệp) trung học phổ thông

Bảng điểm trung học phổ thông

Thư tiến cử của Hiệu trưởng hoặc Giáo viên trường trung học phổ thông

Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật hoặc tiếng Anh

Giấy tờ khác

Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy từng trường, hãy hỏi trực tiếp để nắm được thông tin chi tiết.

Thi đầu vào

Nhiều trường, ngoài kỳ thi đầu vào dành cho đối tượng là thí sinh người Nhật, còn tổ chức kì thi đầu vào dành cho người nước ngoài (du học sinh). Các trường sẽ đối chiếu các mục dưới đây để tuyển chọn. Tùy từng trường sẽ có cách thức thi tuyển khác nhau, hãy xem kỹ hướng dẫn thi của trường đó.

Đánh giá hồ sơ

Kiểm tra học lực

Phỏng vấn

Viết tiểu luận, bài văn

Kiểm tra tính phù hợp và năng lực khác

Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)

Kỳ thi đại học toàn quốc

4. ĐẠI HỌC Ở NHẬT BẢN

 Học Đại học ở Nhật sẽ như thế nào ? Đại học là cơ sở giáo dục lấy trọng tâm là giáo dục bậc cao, về nguyên tắc đào tạo 4 năm. Tùy từng trường, sẽ có cơ chế sinh viên dự thính không chính quy, sinh viên tự do lựa chọn môn học để thi. Bên cạnh chế độ du học dài hạn với mục đích lấy bằng, còn có chế độ du học ngắn hạn ngoài mục đích trên.

Điều kiện nhập học

1. Đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường ngoài nước Nhật.

2. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi kiểm tra học lực tương đương hoàn thành chương trình học 12 năm ngoài nước Nhật.

3. Đủ 18 tuổi, hoàn thành việc học tại các trường dành cho người nước ngoài đã được chỉ định tại Nhật, tương đương với trường trung học phổ thông ngoài nước Nhật.

4. Đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm ngoài nước Nhật, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định.

5. Đủ 18 tuổi, có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp hoặc trong kì thi GCEA bạn đạt đủ điểm mà trường yêu cầu.

6. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các cơ sở giáo dục được các tổ chức đánh giá quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.

7. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

8. Đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục trường học ngoài các điều kiện trên.

9. Đủ 18 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường.

Từ 1~3, nếu chương trình học không đủ 12 năm hoặc không hoàn thành khóa học được chỉ định ở nước ngoài, có những trường hợp cần hoàn thành khóa đào tạo dự bị được chỉ định hoặc hoàn thành chương trình học của cơ sở thực tập.

Giấy tờ cần nộp

Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)

Bằng tốt nghiệp (Giấy chứng nhận tốt nghiệp) trung học phổ thông

Bảng điểm trung học phổ thông

Thư tiến cử của Hiệu trưởng hoặc Giáo viên trường trung học phổ thông

Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật hoặc tiếng Anh

Giấy tờ khác

Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy từng trường, hãy hỏi trực tiếp để nắm được thông tin chi tiết.

Thi đầu vào

Nhiều trường, ngoài kỳ thi đầu vào dành cho đối tượng là thí sinh người Nhật, còn tổ chức kì thi đầu vào dành cho người nước ngoài (du học sinh). Các trường sẽ đối chiếu các mục dưới đây để tuyển chọn. Tùy từng trường sẽ có cách thức thi tuyển khác nhau, hãy xem kỹ hướng dẫn thi của trường đó.

○ Đánh giá hồ sơ

○ Kiểm tra học lực

○ Phỏng vấn

○ Viết tiểu luận, bài văn

○ Kiểm tra tính phù hợp và năng lực khác

○ Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)

○ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)

○ Kỳ thi đại học toàn quốc

Tốt nghiệp, hoàn thành khóa học

Nếu tốt nghiệp đại học và đạt đủ tiêu chuẩn dưới đây sẽ được cấp bằng “Cử nhân”.

Khoa Y, Nha khoa, Thú y và Khoa dược hệ 6 năm

6 năm

4 năm

Khoa thông thường,

Khoa dược 4 năm

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo bắt buộc tiêu chuẩn

124 tín chỉ trở lên

Khoa Y, Nha khoa 188 tín chỉ trở lên

Thú y                     182 tín chỉ trở lên

Dược                     186 tín chỉ trở lên

xem ngay: du học nhật bản ngành y dược

tim-hieu-cac-chuong-trinh-giao-duc-o-nhat-ban

5. SAU ĐẠI HỌC

Điều kiện du học Nhật bản

Cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

***Khóa học Thạc sĩ, Tiến sĩ (Giai đoạn đầu/ Kỳ đầu)

Đã tốt nghiệp đại học ở Nhật.

Nhận được bằng cử nhân do Tổ chức hỗ trợ cải cách đại học và cấp học vị (NIAD-QE) cấp.

Đã hoàn thành chương trình học 16 năm ngoài nước Nhật.

Nhận được bằng tương đương với bằng cử nhân do đã hoàn thành khóa học 3 năm trở lên tại các trường đại học ngoài nước Nhật.

Đã hoàn thành chương trình học 16 năm tại các cơ sở giáo dục được chỉ định có khóa học đại học ở Nhật Bản.

Đã tốt nghiệp trường dạy nghề được chỉ định.

Đủ 22 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp đại học theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường Sau đại học.

** Khóa học Tiến sĩ (Giai đoạn sau/ Kỳ sau)

Có bằng Thạc sĩ hoặc bằng chuyên môn của Nhật.

Nhận được bằng tương đương với bằng Thạc sĩ hoặc bằng chuyên môn ở ngoài nước Nhật.

Đã hoàn thành chương trình học được chỉ định là chương trình sau đại học ngoài nước Nhật, nhận được bằng tương đương với bằng Thạc sĩ hoặc bằng chuyên môn tại nước Nhật.

Đã tốt nghiệp đại học, có trên 2 năm nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu (bao gồm cả đại học, trung tâm nghiên cứu ngoài nước Nhật), là người được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người có bằng Thạc sĩ, bằng chuyên môn.

Đủ 24 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người có bằng Thạc sĩ hoặc bằng chuyên môn theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường Sau đại học.

***Khóa học Tiến sĩ (Y khoa, Nha khoa, một phần khóa học Dược, Thú y)

Hãy liên hệ với các trường trước khi nộp hồ sơ vào các khóa học Y khoa, Nha khoa, một phần khóa học Dược, Thú y.

Giấy tờ cần nộp

□ Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)

□ Bằng tốt nghiệp (Giấy chứng nhận tốt nghiệp) Đại học (Khoa)

□ Bằng (Giấy chứng nhận) Thạc sĩ (Trường hợp Khóa học Tiến sĩ)

□ Bảng điểm của cấp học cao nhất

□ Thư tiến cử

□ Luận văn nghiên cứu (Luận văn tốt nghiệp) tại trường đã theo học và Bản tóm tắt Luận văn

□ Bản kế hoạch nghiên cứu

□ Giấy tờ khác

Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy từng trường, hãy hỏi trực tiếp để nắm được thông tin chi tiết.

Thời gian nộp hồ sơ

Hầu hết các trường tuyển sinh từ mùa hè đến tháng 10, tháng 11, tuy nhiên cũng có trường tuyển sinh từ tháng 1 đến tháng 3. Thời gian nhập học cho hai đợt tuyển sinh trên thường vào tháng 4. Cũng có trường nhập học vào tháng 9 hoặc tháng 10.

Thi đầu vào

Các trường đối chiếu các mục dưới đây để tuyển chọn. Tùy từng trường sẽ có cách thức thi tuyển khác nhau, hãy xem kỹ trên trang web của trường.

○ Đánh giá hồ sơ

○ Kiểm tra học lực

○ Phỏng vấn

○ Viết tiểu luận, bài văn

○ Kiểm tra tính phù hợp và năng lực khác

○ Thi vấn đáp đối với các môn chuyên ngành

Giáo sư hướng dẫn

Giáo sư hướng dẫn là người sẽ hướng dẫn kế hoạch chọn môn, hướng dẫn nghiên cứu, do đó về cơ bản phải tự tìm giáo sư hướng dẫn. Có trường yêu cầu tìm giáo sư hướng dẫn trước khi nộp hồ sơ rồi sau đó mới đồng ý tiếp nhận.

Trường hợp liên lạc với giáo sư hướng dẫn

Bạn cần viết rõ ràng, cụ thể thành quả nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu của mình và lý do chọn giáo sư đó, nếu có thêm thư tiến cử của giáo sư hướng dẫn của trường nơi bạn đã theo học là tốt nhất. Vì giáo sư chỉ có thể đánh giá năng lực của bạn dựa trên các giấy tờ nên bạn cần trao đổi với giáo sư nhiều lần để cho họ thấy được sự nhiệt huyết của bạn.

Cách tìm giáo sư hướng dẫn

– Nhờ giáo sư hướng dẫn của trường nơi bạn đã theo học giới thiệu giúp.

– Tìm thông tin trên báo, thông tin từ cựu du học sinh tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu tại nước mình.