Trượt COE và visa du học Nhật Bản

Trượt COE và Visa du học Nhật Bản là chủ đề nóng hổi nhất trong vài tháng qua. Cộng đồng Du học sinh (DHS) Việt Nam tại Nhật nói riêng, những người quan tâm đến du học Nhật Bản nói chung, đang đưa ra rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh nó.

Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng lượng DHS Việt Nam đến Nhật duy trì ở mức 10-15%/năm. Tuy nhiên, tốc độ này đang được dự báo sẽ giảm xuống trong thời gian tới. Một trong những lý do lý giải cho điều này chính là việc chính phủ Nhật Bản đang đưa ra những chính sách nhằm thắt chặt lệnh nhập cảnh đối với DHS Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất là tỷ lệ trượt COE và Visa du học Nhật Bản từ cuối năm 2016 đã tăng lên đáng kể.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trượt COE và Visa du học Nhật? Việc trượt COE và Visa có thật sự đóng chặt cánh cửa tới giấc mơ du học Nhật của các bạn trẻ Việt Nam? Làm thế nào để đảm bảo tỷ lệ đỗ COE và Visa du học Nhật trong lần ứng tuyển đầu tiên?

Nếu những vấn đề trên khiến bạn băn khoăn, do dự về lựa chọn đi du học Nhật Bản, bài viết này có thể sẽ rất hữu ích với bạn.

 

Trước hết cần xác định COE là gì? COE có phải là Visa du học Nhật Bản hay không?

COE (Certificate of Eligibility) là giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho DHS, được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, nhằm xác nhận về tư các lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật. COE là loại giấy tờ bắt buộc và đặc biệt quan trọng khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong một thời gian dài hơn 3 tháng. Trong trường hợp bạn lưu trú tại Nhật trên 3 tháng với mục đích: học tập, làm việc, định cư thì đều cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE. Nếu không, sự tồn tại của bạn trên đất nước Nhật Bản là phi pháp.

Nhiều bạn lầm tưởng rằng COE và Visa du học Nhật Bản là giống nhau hoặc có COE thì không cần xin visa nữa. Đây là một quan điểm chưa chính xác. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp, cho phép người nước ngoài có thể tham gia những hoạt động nhất định nào đó, hay có thể tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định nào đó trong thời gian lưu trú tại Nhật. Trong khi đó, visa (hay thị thực nhập cảnh) do Đại sứ quán/Lãnh sự quán (ĐSQ/LSQ) Nhật tại nước ngoài cấp, cho phép người nước ngoài được nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào Nhật Bản trong một thời gian. Hiểu đơn giản, nếu muốn du học tại Nhật, bạn cần xin COE rồi nộp hồ sơ xin visa du học.

Trượt COE và Visa du học Nhật thường vì những lý do nào?

Bảng lỗi trượt COE

Trước tình trạng trượt COE và Visa du học Nhật ở mức báo động trong giai đoạn qua, MTA đã nhận được rất nhiều thắc mắc từ quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên về việc bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối COE nhưng không hiểu lý do vì sao. Sau đây xin giới thiệu Bảng lỗi trượt COE được công bố bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản:

Bảng lỗi trượt COE

Cách tra cứu lỗi trượt COE:

STT là đầu mục liên quan

KÝ HIỆU sẽ quy định rõ hạng mục trượt COE cụ thể.

Thông thường khi bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu báo lý do trượt có ghi mã lý do. Dựa vào đó bạn có thể tra cứu được lý do mà Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE của mình.

Mẫu phiếu báo lý do trượt COE

Ví dụ, nếu hồ sơ bị từ chối vì lỗi 4F, có nghĩa là vấn đề nằm ở hồ sơ chứng minh tài chính của ứng viên. Để được giải thích chi tiết về lí do trượt COE của mình và nhận tham vấn về hướng xử lý, hãy liên hệ với Jellyfish Education Vietnam.

Đỗ COE có đồng nghĩa là có Visa du học Nhật Bản không? Nguyên nhân trượt Visa du học là gì?

COE không phải Visa du học, do vậy, đỗ COE cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ đỗ Visa du học.

Sau khi có kết quả đỗ COE, DHS sẽ cần hoàn thành học phí cho nhà trường. Sau đó, trường sẽ gửi giấy tờ gốc về Việt Nam, DHS sẽ tiến hành các thủ tục xin visa du học tại ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam.

Thực tế lượng hồ sơ bị ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam đánh trượt Visa du học không hề thấp và có dấu hiệu gia tăng qua mỗi kỳ. Và, 99,9% nguyên nhân trượt visa là do khả năng tiếng Nhật không tốt. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa du học Nhật Bản, ứng viên có thể sẽ nhận được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng ĐSQ/LSQ. Mục đích của vòng phỏng vấn này là để kiểm tra khả năng tiếng Nhật của ứng viên, qua đó chắc chắn rằng ứng viên thực sự nghiêm túc và nỗ lực vì mục tiêu du học của mình. Các câu hỏi được ĐSQ/LSQ đưa ra không khó nhưng đòi hỏi ứng viên phải có vốn tiếng Nhật căn bản, học chắc cả ngữ pháp đến chữ Hán. Quan trọng hơn cả, ứng viên phải thể hiện quyết tâm du học của mình thông qua những câu trả lời rõ ràng, mạch lạc nếu được người phỏng vấn hỏi về kế hoạch học tập. Những ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn với ĐSQ/LSQ sẽ bị đánh trượt visa du học.

Làm thế nào để đảm bảo tỷ lệ đỗ COE và Visa du học Nhật?

Với những phân tích trên và bằng kinh nghiệm nhiều năm làm cầu nối hiện thực hóa ước mơ du học của nhiều bạn trẻ Việt Nam, MTA xin đưa ra một số lưu ý như sau trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học nhằm đảm bảo đỗ COE và visa ngay từ lần đầu tiên bạn ứng tuyển:

. Đảm bảo khả năng tài chính của người bảo lãnh

Tất cả các ứng viên mong muốn đi du học Nhật cần chuẩn bị chu đáo về tài chính, nếu phải vay mượn tiền để đi du học, bạn nên xem xét lại kế hoạch của mình.

Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để đảm bảo rằng ứng viên sẽ có đủ tiền để trang trải học phí và những chi phí sinh hoạt khác trong suốt thời gian học tập tại Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó (thông thường là bố mẹ, anh chị ruột).

  • Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm. Quý phụ huynh và các bạn học sinh cần lưu ý rằng, số tiền gửi tiết kiệm này không phải dùng để nộp cho bất kỳ cơ quan nào mà chỉ để đảm bảo rằng luôn có một khoản tiền cố định để giúp học sinh trang trải khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài mong muốn tại Nhật.
  • Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Bất kể ngành nghề nào không vi phạm pháp luật đều được ĐSQ/LSQ công nhận. Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 trđ/tháng trở lên. Người bảo lãnh có thể làm rất nhiều công việc khác nhau và hoàn toàn đảm bảo được mức thu nhập trên, nhưng chính việc có quá nhiều hồ sơ (vì nhiều nguồn thu) và không nắm được nguyên tắc “tính pháp lý – từ việc chọn cơ quan xác nhận, chứng thực đến việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế, đăng ký kinh doanh,…” nên rất dễ bị đánh trượt.

. Tuân thủ nguyên tắc: “Tính logic và trung thực của bộ hồ sơ

Với một quốc gia nổi tiếng về mức độ nghiêm túc và khắt khe trong quy trình làm việc như Nhật Bản, bộ hồ sơ xin xét duyệt COE của ứng viên cần đảm bảo tính logic, thông tin chính xác, trung thực. Những sai sót tưởng chừng rất nhỏ như nhầm lần giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và trên sổ hộ khẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn trượt COE và Visa du học Nhật Bản. Đặc biệt, nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào, chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.

MTA có một số lưu ý giúp hồ sơ ứng viên đảm bảo Tính logic và Trung thực như sau:

  • Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.
  • Trong trương hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản.
  • Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: lịch sử xuất ngoại, họ hàng, người thân hiện đang sống tại Nhật.,… Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.

. Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng và Không ngừng nâng cao năng lực tiếng Nhật

Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Học tiếng Nhật rất khó nhưng việc đi du học Nhật và đạt được thành công còn khó hơn nhiều. Do vậy, hãy thể hiện quyết tâm bằng việc duy trì thái độ học tập nghiêm túc và xuyên suốt đến tận khi bay sang Nhật nhập học.

Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng cũng có có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.

Cục quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ sẽ có sự xét duyệt hồ sơ của ứng viên một cách tổng thể, vì vậy, để nhận được kết quả đỗ COE/Visa du học Nhật Bản ngay lần nộp đầu tiên, ứng viên cần chuẩn bị chu đáo tất cả các hồ sơ theo yêu cầu. Nếu các nguyên tắc bên trên được đảm bảo, kết quả đậu COE/Visa du học Nhật Bản đang ở rất gần bạn rồi!

Cần làm gì khi trượt COE/Visa du học Nhật Bản?

Sẽ thật hoàn hảo nếu hành trình du học Nhật Bản của bạn tiến triển thuận lợi theo dự kiến. Nhưng trong trường hợp ngược lại, nhiều bạn sẽ cảm thấy rất chán nản, thất vọng và hoang mang. Vậy, bạn nên làm gì khi trượt COE và Visa du học Nhật Bản?

Bước 1: Vực dậy tinh thần

Điều đầu tiên bạn phải ghi nhớ rằng, việc trượt COE và Visa du học Nhật Bản một lần không có nghĩa rằng cơ hội du học Nhật Bản của bạn sẽ đóng lại mãi mãi. Vì vậy, điều tối quan trọng là loại bỏ tất cả các suy nghĩ tiêu cực, dành cho bản thân mình một cơ hội khác để tiếp tục theo đuổi giấc mơ đến đất nước hoa anh đào của mình.

Bước 2: Chuẩn bị tâm lý cho một cuộc hành trình mới

Tiếp theo, bạn cần lên dây cót sẵn sàng tâm lý cho một hành trình thậm chí còn khó khăn hơn lần thứ nhất. Chúng ta cần thành thực rằng trượt COE và Visa du học Nhật Bản một lần thì tỷ lệ thành công của lần xin COE và visa tiếp theo sẽ giảm, bởi hồ sơ của bạn sẽ được xem xét một cách cẩn trọng hơn. Chính vì vậy bạn phải thật sự nghiêm túc và chính xác trong việc khai thông tin hồ sơ của mình. Điều cần thiết nhất là bạn phải thể hiện cho Cục xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thấy rõ mục tiêu của mình khi sang Nhật là HỌC và HỌC.

Bước 3: Phân tích nguyên nhân trượt COE và visa

Dựa vào những phân tích ở trên đối chiếu với hồ sơ hiện tại của mình, bạn có thể tìm ra những nguyên nhân khiến Cục xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ đánh trượt COE và Visa du học Nhật Bản của mình.

Bước 4: Hoàn thiện kỹ năng tiếng Nhật và hồ sơ xin COE và Visa du học Nhật Bản

Bước tiếp theo của là hoàn thiện lại bộ hồ sơ của mình thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ chấp thuận COE và visa du học của bạn. Sau khi trượt COE và visa, bạn chưa nên vội vàng nộp hồ sơ cho kỳ học tiếp theo. Thay vào đó, hãy chờ một thời gian để điều chỉnh hồ sơ và bổ sung khả năng tiếng Nhật của mình. Điều này sẽ có hiệu quả đáng kể tăng khả năng đỗ COE và Visa du học Nhật Bản của bạn.

Tổng kết

Đi du học Nhật Bản là ước mơ, là quyết tâm của rất nhiều bạn DHS Việt Nam. Đừng để nỗi sợ “trượt COE và visa” trở thành rào cản trong con đường chinh phục giấc mơ Nhật Bản của bạn. Điều quan trọng hơn cả vẫn nằm ở tâm lý vững vàng, sự quyết tâm cho mục tiêu học tập của chính bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của MTA, bạn sẽ vững tin hơn trên chặng đừng chinh phục ước mơ của mình!